Khái quát ISO 9000

 

+   Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế, vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Ðể đạt được điều này, tại các nước phát triển, các doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và xin được cấp chứng chỉ phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9000.

+  Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng này.
+   Một số doanh nghiệp đã áp dụng thành công và được cấp chứng chỉ phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9000 . Ðiều này mang lại hiệu quả rất lớn cho doanh nghiệp, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng mức tiêu thụ sản phẩm cũng như nâng cao uy tín đối với khách hàng.

+  Công ty TNHH Tư vấn Quản lý Miền Trung , một tổ chức tư vấn chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên viên tận tình, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm, am hiểu công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nắm vững ISO 9000 , có thể cùng với các Doanh nghiệp tiến hành triển khai việc tìm hiểu, áp dụng và xin cấp chứng chỉ ISO 9000 

Nội dung cơ bản của ISO 9000

+  ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Standard Organization) ban hành, nhằm đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lượng có thể áp dụng rộng rãi và hiệu quả trong mọi tổ chức với mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

+  ISO 9000 nêu lên các yêu cầu cho doanh nghiệp để đảm bảo quản lý có tính chiến lược và tính hệ thống.

+  ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng: Chính sách và biện pháp chỉ đạo chất lượng; thiết kế và triển khai sản xuất; kiểm soát quá trình cung ứng nguyên vật liệu, kiểm soát các công đoạn công nghệ; kiểm soát quá trình dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm; quản lý nhân sự, tài liệu và đánh giá chính xác tình hình nội bộ;

+  Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 không phải là bộ tiêu chuẩn về sản phẩm mà là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản trị chất lượng, do vậy chứng nhận là chứng nhận cho hệ thống.

Ðiều kiện cần để áp dụng ISO 9000

1. Lãnh đạo doanh nghiệp – Điều kiện tiên quyết:

– Quyết tâm và chỉ đạo chặt chẽ quá trình triển khai áp dụng ISO 9000

– Nắm chắc nội dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 9000  .

– Hoạch định chính sách, mục tiêu chất lượng, phạm vi thực hiện.

– Cử thành viên trong Ban lãnh đạo phụ trách chương trình.

– Cung cấp đủ nguồn lực cần thiết để đào tạo và triển khai.

2. Thành viên của Doanh nghiệp – Yếu tố quyết định:

– Hiểu được ý nghĩa,mục đích của quản lý chất lượng.

– Ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc được giao.

– Chấp hành nghiêm chỉnh các qui định đối với công việc cụ thể.

3. Trình độ công nghệ, thiết bị:

– Có đủ khả năng sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu.

– Có khả năng kiểm soát các thông số ảnh hưởng đến chất lượng.

– Đáp ứng các qui định của Nhà nước, của Ngành.

4. Chuyên gia tư vấn:

– Có khả năng và kinh nghiệm trong triển khai tư vấn áp dụng ISO 9000  .

– Có công nghệ tư vấn bài bản, phù hợp và có tính thuyết phục.

– Có lực lượng chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Các bước thực hiện để áp dụng ISO 9000

1. Soạn thảo hệ thống tài liệu.

2. Áp dụng có hiệu quả theo hệ thống tài liệu đã viết.

3. Kiểm tra, điều chỉnh lại những gì làm chưa phù hợp, chưa hiệu quả.

4. Lưu trữ bằng chứng của việc thực hiện.

5. Thu thập, xử lý thông tin.

6. Cải tiến hệ thống, nâng cao khả năng cạnh tranh.

4 quy tắc xây dựng ISO 9000

– Viết ra những gì cần phải làm

– Làm đúng những gì đã viết, viết lại thành hồ sơ những gì đã làm.

– Đánh giá những gì đã làm so với những gì đã viết ra.

– Tiến hành khắc phục và xây dựng biện pháp phòng ngừa.

Một số khó khăn thường gặp khi triển khai ISO 9000

1. Phải thay đổi những thói quen cũ chưa tốt bằng thói quen mới tốt hơn:

Doanh nghiệp thường gặp phải trở ngại do sức ì tâm lý không muốn thay đổi, và thói quen lâu đời đã ăn sâu vào tiềm thức.

2. Xây dựng hệ thống tài liệu và triển khai áp dụng:

– Việc ghi lại những gì đang làm một cách có hệ thống khá phức tạp (nên thường cần có sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn).

– Việc xây dựng thói quen thực hiện có kế hoạch, tuân thủ các qui định và ghi lại những gì đã làm là một công việc tốn nhiều công sức, thời gian.

3. Vai trò của lãnh đạo:

+  Khó khăn trong việc:

–  Phân công rõ trách nhiệm – quyền hạn của từng vị trí và sự phối hợp giữa các bộ phận. 

–  Cung cấp nguồn lực: Thời gian, đào tạo, sự hợp tác.

–  Kiểm soát, duy trì hệ thống thường xuyên.

 


Leave a Reply