Balance Score Card

BALANCED SCORECARD (BSC) – Thẻ cân bằng điểm

 
 
    Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt và xu thế hội nhập hiện nay, các tổ chức phải đối mặt với nhiều rào cản trong việc phát triển các hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động. Điều mà các doanh nghiệp cần hiện nay là một hệ thống mà có thể cân bằng tính chính xác của các chỉ số tài chính đã có trong quá khứ và định hướng về hiệu quả trong tương lai. Đồng thời, hệ thống này cũng sẽ hỗ trợ tổ chức trong việc áp dụng các chiến lược khác nhau. Thẻ cân bằng điểm (The Balanced Scorecard- BSC) là công cụ có thể giúp giải quyết cả hai vấn đề trên.
 
MÔ HÌNH THẺ CÂN BẰNG
 

    Vậy BSC là gì?
+  BSC là một hệ thống quản lý (chứ không chỉ là một hệ thống đo lường) giúp cho tổ chức xác định rõ tầm nhìn, chiến lược và chuyến chúng thành hành động. Nó cung cấp các thông tin phản hồi cả về các quá trình kinh doanh nội bộ và các kết quả để cải tiến liên tục các kết quả và hiệu quả về mặt chiến lược.
+  BSC duy trì các phương pháp đo lường truyền thống về mặt tài chính. Nhưng các phương pháp đo lường về mặt tài chính trước đây chỉ cho chúng ta biết về những sự kiện đã xảy ra rồi, nó có thể phản ánh đầy đủ đối với các công ty trong thời đại công nghiệp mà những khả năng đầu tư dài hạn và các mối quan hệ với khách hàng không phải là yếu tố quan trọng của sự thành công. Tuy nhiên, các phép đo về mặt tài chính này không đủ để định hướng và đánh giá các công ty trong thời đại thông tin phải tạo ra giá trị trong tương lai thông qua việc đầu tư vào khách hàng, nhà cung cấp, người lao động, quá trình, công nghệ và đổi mới.
+  BSC đề xuất rằng chúng ta phải xem xét một tổ chức từ 4 khía cạnh, và xây dựng một hệ thống đo lường, thu thập các dữ liệu và phân tích chúng trong mối quan hệ giữa các khía cạnh với nhau:
            – Khía cạnh học hỏi và phát triển
            – Khía cạnh quá trình nội bộ
            – Khía cạnh khách hàng
           – Khía cạnh tài chính

Các khía cạnh của BSC:

Tại sao BSC lại có ích?

+  Dựa vào mô hình BSC, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá được các bộ phận trong doanh nghiệp có thể tạo ra được các giá trị cho khách hàng hiện tại và tương lai và những yêu cầu về nâng cao khả năng nội bộ và sự đầu tư về con người, hệ thống và quá trình để cải tiến được hiệu quả kinh doanh trong tương lai.

BSC giúp bạn như thế nào?
+ BSC cho thấy các hoạt động sáng tạo ra giá trị chủ yếu được tạo ra bởi những người trong tổ chức có kỹ năng và được khuyến khích. Khi duy trì nó, qua các triển vọng tài chính, sự quan tâm tới hiệu quả về mặt ngắn hạn, Balance scorecard sẽ bộc lộ rõ các giá trị để định hướng về hiệu quả tài chính và khả năng cạnh tranh về mặt dài hạn.

Áp dụng BSC tại đâu?
+ Nên áp dụng BSC trên phạm vi toàn công ty, từ lãnh đạo cao nhất cho tới các nhân viên. BSC phục vụ tốt nhất cho việc xây dựng chiến lược và thực hiện.

Khi nào áp dụng BSC?
+ Các công ty có tính đổi mới thường sử dụng Bảng điểm cân bằng như một hệ thống quản lý mang tính chiến lược để quản lý chiến lược của họ về dài hạn. Họ tập trung vào các quá trình:
–   Làm rõ và truyền đạt tầm nhìn và chiến lược
–   Truyền đạt, liên kết các mục tiêu chiến lược và các tiêu chí đánh giá.
–   Lập kế hoạch, lập mục tiêu, liên kết các biện pháp chiến lược.
–   Xúc tiến các phản hồi và các học hỏi mang tính chiến lược.

Lợi ích khi áp dụng:
+  Giúp truyền đạt tầm nhìn và chiến lược hữu hiệu trong toàn doanh nghiệp.
+  Cải thiện việc liên kết mục tiêu của các bộ phận và cá nhân với chiến lược.
+  Tăng cường liên kết giữa chiến lược với chương trình hành động và phân bổ nguồn lực.
+  Thúc đẩy việc phản hồi thông tin chiến lược.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể!