Giám đốc chất lượng

GIÁM ĐỐC CHẤT LƯỢNG

 

GIÁM ĐỐC CHẤT LƯỢNG:

 –  Giám đốc chất lượng chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự vận hành của sản xuất doanh nghiệp, họ luôn phải nỗ lực không ngừng trong việc cải tiến, đảm bảo hiệu quả, linh hoạt trong quá trình sản xuất và tối ưu hóa lợi nhuận. Trong đó chất lượng tại các công đoạn và chất lượng thành phẩm, tiến độ sản xuất, chi phí sản xuất, năng suất và ý thức của người lao động…  cũng cần được quản lý một cách chặt chẽ. 

Giám đốc Chất lượng là người chịu trách nhiệm chính trong các bước:

–  Đảm bảo cho các quá trình cần thiết của Hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập, thực hiện và duy trì, cụ thể là:

–  Giúp Tổng Giám đốc trong việc thiết lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của Công ty.

–  Chỉ đạo việc cập nhật, sửa đổi hệ thống tài liệu và cải tiến, nâng cấp hệ thống quản lý cho phù hợp với thực tế trong từng giai đoạn.

–  Phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo công tác đánh giá lựa chọn các nhà cung ứng, đo lường chất lượng sản phẩm, đo lường sự thoả mãn của khách hàng và xem xét các biện pháp khắc phục phòng ngừa.

–  Xem xét việc cung cấp các nguồn lực cần thiết đảm bảo hệ Hệ thống quản lý chất lượng hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.

–  Chủ trì tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ, lựa chọn và đào tạo đội ngũ đánh giá viên đảm bảo năng lực thực hiện các cuộc đánh giá.

–  Giám sát, xem xét các hành động khắc phục phòng ngừa tại các đơn vị.

–  Giúp Tổng Giám đốc trong việc tổ chức các cuộc họp xem xét của Lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng.

–  Định kỳ, báo cáo về hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng và mọi nhu cầu cải tiến hệ thống cho Tổng Giám đốc;

–  Tổ chức phổ biến, tuyên truyền để mọi người trong Công ty nhận thức được các yêu cầu của khách hàng để thực hiện và đáp ứng;

–  Là đại diện của Công ty khi liên hệ với các tổ chức đào tạo, tư vấn và tổ chức đánh giá liên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng.    

Lợi ích sau khi hoàn thành khóa học: 

–  Mô tả được nhiệm vụ chính của một QMR của nhà máy và công ty.

– Thực hành việc tổ chức hệ thống chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO 9001, HACCP, GMP…

–  Ứng dụng được công cụ thống kê, phân tích rủi ro trong vấn đề quản lý chất lượng.

–  Thực hành lập kế hoạch quản lý dự án cải tiến chất lượng theo hướng phát triển bền vững.

–  Thiết lập các KPI’s trong quản lý chất lượng của xưởng sản xuất và nhà máy.

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nâng cao hiệu quả công việc!