Sửa đổi ISO 9001 – Đảm bảo ổn định cho 10 năm tới
Ban kỹ thuật ISO/TC 176 đang tất bật chuẩn bị nền móng cho thế hệ tiếp theo của tiêu chuẩn này.
Sau 25 năm kể từ khi xuất bản lần đầu năm 1987, ISO 9000 – tiêu chuẩnbán chạy nhất của ISO đã đạt được những thành công đáng kinh ngạc trong việc thúc đẩy quản lý chất lượng trên khắp thế giới. Các yêu cầu của ISO 9000 đã thiết lập nên một nền tảng và ngôn ngữ chung về chất lượngvà quản lý chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 đã mang lại niềm tin cho khách hàng về khả năng cung cấp các sản phẩm phù hợpvới các yêu cầu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế.
Tiêu chuẩn này còn là cơ sở để phát triển các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác như quản lý môi trường – ISO 14001, quản lý an toàn và sức khỏe – OHSAS 18001, quản lý an toàn thông tin ISO/IEC 27001 và quản lý năng lượng- ISO 50001. Các yêu cầu của ISO 9001còn được phát triển thành các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành như:tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ngành hàng không- AS9100, viễn thông- TL9000,y tế- ISO 13485 và giáo dục, hành chính…
Hướng về tương lai
Tầm nhìn của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế – ISO đối với bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là “được ghi nhậnvà tôn vinh trên toàn thế giới; được các tổ chức sử dụng như là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển bền vững”.
Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời cùng với các yếu tố: “toàn vẹn môi trường – environmental integrity” và “công bằng xã hội – social equity” trở thành nền tảng cơ bản của phát triển bền vững.
Các yếu tố của phát triển bền vững
Hoạt động chứng nhận của bên thứ ba vẫn sẽ là động lực chínhtrong việc thúc đẩy xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001.Tuy nhiên, hệ thống quản lý chất lượng có thực sự giúp các tổ chức đạt được thành công một cách lâu dài hay không còn quan trọng hơn nhiều. Để đạt được điều này, hệ thống quản lý chất lượng phải được nhìn nhận mở rộng hơn ngoài các yêu cầu của ISO 9001. Phạm vi của việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cần hướng theo các yêu cầu quản lý để thành công bền vững trong ISO 9004, ngoài ra lựa chọn và áp dụng các tiêu chuẩn hệ thống quản lý, công cụ cải tiến chất lượng thích hợp khác để đảm bảo quản lý một các hiệu quả các hoạt động của tổ chức.
Duy trì nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lượng
Cả hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 9004 hiện tại đều dựa trên 8 nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lượng. Các nguyên tắc này được phát triển vào giữa những năm 1990 bởi nhóm các chuyên gia là những học giả có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về học thuật và triết lý của chất lượng từ thế kỷ trước. Các nguyên tắc này hiện đã được ISO phát hành rộng rãi để các tổ chức/doanh nghiệp tham khảo, áp dụng.
Mới đây, ISO đãtiến hành xem xét toàn diện về các nguyên tắc quản lý chất lượng. Kết quả cho thấy, các nguyên tắc này vẫn tiếp tục làm hài lòng các chuyên gia và người sử dụng. Vì vậy, chỉ một vài điều chỉnh nhỏ được cập nhật đối với các nguyên tắc này khi đưa vào thế hệ tiếp theo của các tiêu chuẩn quản lý chất lượng.
Định hướng về sửa đổi ISO 9001thế hệ mới
Kể từ khi cập nhật ISO 9001:2008 với một số sửa đổi nhỏ, ISO đã tiến hành các nghiên cứuvà khảo sát để chuẩn bị cho lần sửa đổi tiếp theo. Kết quả cho thấy,mặc dù hầu hết các ý kiến đều đang hài lòng với phiên bản tiêu chuẩnhiện tại, tuy nhiên cần có một phiên bản sửa đổi thích hợpphản ánh được sự thay đổi trong những năm qua, đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn tiếp tục mang lại”niềm tin về khả năng cung cấp ổn định sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và luật định, chế địnhthích hợp”.
Trong cuộc họp đầu tiên về sửa đổi ISO 9001 vào tháng 6/2012tại Tây Ban Nha, định hướng về sửa đổi tiêu chuẩn ISO 9001 đã được phê duyệt với các nội dung sau đây:
Cung cấp một tập hợp các yêu cầu cốt lõi ổn định cho 10 năm tiếp theo hoặcdài hơn;
Tiếp tục là tiêu chuẩn chung và thích hợp với tất cả loại hình, quy mô của tổ chức trong bất kỳlĩnh vực nào;
Duy trì trọng tâm hiện tại về quản lý hiệu quả quá trình để đạt được các kết quả như mong muốn;
Xem xét đến những thay đổi về kỹ thuật – công nghệ và thực hành trong quản lý chất lượng kể từ lần sửa đổi tiêu chuẩn này vào năm 2000;
Phản ánh được những thay đổi về môi trường hoạt động ngày càng năng động và phức tạpcủa các tổ chức, doanh nghiệp;
Áp dụng định dạng tiêu chuẩn mới thống nhất để tăng khả năng tương thích và phù hợp với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác;
Tạo thuận lợi cho việc thực hiện và đánh giá một cách hiệu quả;
Sử dụng ngôn ngữ và cách viết đơn giản để giúp hiểu và diễn giải một cách nhất quán đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Theo kế hoạch, bản dự thảo sửa đổi đầu tiên sẽ được đưa ra vào tháng 4/2013. Qua các lần lấy ý kiến và bỏ phiếu thông qua, tiêu chuẩn chính thức ISO 9001:2015 dự kiến sẽ được ban hành vào tháng 9/2015.