Khái quát ISO 14000

 
ISO 14000
 
 +  Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm các tiêu chuẩn liên quan với Hệ Thống Quản Lý Môi Trường (HTQLMT), như tài liệu ISO 14001 và 14004 và những tiêu chuẩn liên quan với các công cụ Quản Lý Môi Trường (QLM ) được ban hành bởi tổ chức ISO (International Organization for Standardization)
–  Bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường dựa trên:
+  Các thông lệ quản lý tốt được thừa nhận về quản lý môi trường trên phạm vi quốc tế,
+  Các thành tựu của khoa học quản lý.
+  Được ban hành bởi tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế – ISO – là tổ chức tập hợp của các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia,
+  Có thể áp dụng cho mọi loại hình Doanh nghiệp, mọi lĩnh vực, mọi quy mô. 
 
Đối tượng áp dụng:

 +  Tiêu chuẩn ISO 14000 hướng tới mọi loại hình tổ chức: kinh doanh, trường học, bệnh viện, các tổ chức phi lợi nhuận… có mong muốn thực hiện hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được tại các tổ chức sản xuất và dịch vụ, với các tổ chức kinh doanh cũng như phi lợi nhuận.

Ai cần ISO 14000?
+  Các Doanh nghiệp
+  Tự khẳng định sự tuân thủ của mình với các chính sách về môi trường
+  Khẳng định sự tuân thủ này với các bên quan tâm khác
+  Được chứng nhận bởi bên thứ ba cho hệ thống quản lý môi trường của mình
+  Thủ tục xánh định khía cạnh và tác động môi trường
 
1. Mục đích:
 +  Thủ tục này được thiết lập nhằm quy định cách thức thống nhất trong việc
xác định và đánh giá các khía cạnh môi trường có ý nghĩa của Công ty.

 2. Phạm vi:
  + Thủ tục này được áp dụng cho tất cả các bộ phận trong Công ty.

 3. Trách nhiệm:
1. Trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm trong việc xác định các khía cạnh môi trường trong bộ phận mình.
2. Ban dự án chịu trách nhiệm trong việc đánh giá và xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa cho toàn Công ty.

  4. Nội dung:
1. Trình tự thực hiện việc xác định các khía cạnh môi trường:
+  Trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm việc xác định các khía cạnh môi trường trong bộ phận của mình theo BM: MT – 01 với các bước sau:
·   –  Liệt kê các hoạt động tại các công đoạn thuộc sự kiểm soát của bộ phận mình dựa trên việc xem xét đầu vào và đầu ra của hoạt động, sản phẩm hay dịch. Ở mỗi hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ phải xác định các điều kiện bình thường, khác thường và khẩn cấp.
     –  Xác định các điều kiện bình thường, khác thường và khẩn cấp của các khía cạnh môi trường liên quan đến các hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ trên. Để xác định các khía cạnh môi trường tại các công đoạn nên xét đến các yếu tố sau:
* Khí thải
* Nước thải
* Chất thải
* Ô nhiễm đất
* Sử dụng nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên

* Các khía cạnh môi trường sau khi được xác định phải được đại diện lãnh đạo xem xét và phê duyệt.

2. Trình tự xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa:
+   Để xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, dựa vào  tiêu  chí  cho điểm theo: độ lớn, mức độ lan tỏa và mức độ gây tác động.

+  Dựa vào công thức sau để đánh giá mức độ có ý nghĩa của các khía cạnh môi trường:
–  Mức độ có ý nghĩa = (độ lớn) x (mức độ lan tỏa) x (mức độ gây tác động).
–  Các  yếu tố ảnh hưởng đến môi trường sẽ được đánh giá dựa trên điểm mức độ có ý nghĩa.

3. Trường hợp sửa đổi nội dung bảng đánh giá khía cạnh môi trường có ý nghĩa: 
–  Khi thay đổi hoạt động.
–  Khi thay đổi quy trình công nghệ.
–  Khi thay đổi sản phẩm.
–  Khi thay đổi dịch vụ.
–  Khi yêu cầu của luật pháp thay đổi.
–  Khi có khiếu nại từ khách hàng, cộng đồng, chính quyền địa phương, nhân viên… 

Lợi ích khi áp dụng: 
a) Về khía cạnh quản lý
–  Giúp tổ chức/doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề môi trường một cách toàn diện;
–  Chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường;
–  Phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ các sự cố về môi trường.

b) Về khía cạnh tạo dựng thương hiệu:
–  Nâng cao hình ảnh của tổ chức/doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và cộng đồng;

–  Giành được ưu thế trong cạnh tranh khi ngày càng có nhiều công ty, tập đoàn yêu cầu hoặc ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000.

c) Về khía cạnh tài chính:
–  Tiết kiệm chi phí sản xuất do quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả: giảm mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào, sử dụng năng lượng tiết kiệm hơn và giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý.
–  Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực và giảm chi phí liên quan đến các bệnh nghề nghiệp do cán bộ nhân viên được làm việc trong môi trường sạch hơn, an toàn hơn.
–  Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro, tổn thất, tai nạn xảy ra.

Sự cải tiến liên  tục đối với các tác động môi trường sẽ được phản ánh qua các mục tiêu và chỉ tiêu của hệ thống quản lý môi trường.

Chứng chỉ ISO giúp bảo vệ môi trường
Liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí cấp chứng chỉ ISO 14000 để tránh lãng phí, nâng cao hiệu quả sản xuất cho DN và góp phần chung tay bảo vệ môi trường!


Leave a Reply