CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN LÀ GÌ ?
– là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc. Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (CBHC) quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá.
LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI ĐẠT ĐƯỢC CHỨNG NHẬN
– Đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đều nhận thức được tầm quan trọng. Cũng như những lợi ích to lớn khi đạt chứng chỉ ISO.
– Tạo niềm tin cho khách hàng, để khách hàng tin vào chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường với các sản phẩm tràn lan khác.
– Cắt giảm tối đa chi phí và nguồn lực trong quá trình vận hành tạo ra sản phẩm.
– Xây dựng tạo cơ hội trúng thầu cho các dự án lớn mà đối tác khách hàng yêu cầu.
– Đảm bảo các yêu cầu của luật định cũng như quy định của pháp luật.
– Giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả quản lý bộ máy vận hành của doanh nghiệp từ tài chính cho đến nhà kho.
– Kiểm soát rủi ro và cải thiện rủi ro chặt chẽ hơn
– Giúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển hơn.
Điều kiện để được cấp chứng nhận.
– Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và QCKT tương ứng
– Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
· Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
– Căn cứ kết quả đánh giá sự phù hợp, Trung tâm Kỹ thuật 1 sẽ cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho đối tượng đã được đánh giá và quyền sử dụng dấu hợp chuẩn hoặc dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn.
QUY TRÌNH CẤP CHỨNG NHẬN
CHI PHÍ CẤP CHỨNG NHẬN
– Chi phí cấp chứng chỉ ISO phụ thuộc vào quy mô, địa chỉ công ty và lĩnh vực sản xuất của công ty.
Mẫu chứng chỉ ISO.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
– Là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.
LỢI ÍCH DOANH NGHIỆP
– Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả
– Giải phóng công việc mang tính chất tập trung sự vụ của lãnh đạo. Giúp lãnh đạo có nhiều thời gian tập trung vào thực hiện chiến lược mang tầm vĩ mô hơn
– Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí
– Quản lý có hiệu quả các rủi ro và giảm nguy cơ gây ra khủng hoảng cho doanh nghiệp.
– Chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm & dịch vụ một cách ổn định, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của luật định liên quan đến sản phẩm
– Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu
– Khẳng định uy tín trên thị trường, thuận lợi trong việc hội nhập thị trường quốc tế và khu vực.